Tiến sĩ Mai Duy Minh – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III cùng các cộng sự đã hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn công nghiệp cho ốc hương và đưa vào thị trường với tên gọi Seatech – sản phẩm dành cho ốc thương phẩm. Tiến sĩ Mai Duy Minh – tác giả của nghiên cứu cho biết:
– Sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi ốc hương giải quyết được mấy vấn đề cốt lõi.
+ Thứ nhất, trong quá trình sản xuất thức ăn công nghiệp đã làm sạch các mầm bệnh, đảm bảo đủ về chất lượng dinh dưỡng. Sử dụng thức ăn công nghiệp bằng viên khô, kích cỡ phù hợp thì ốc hương sẽ ăn hết, giảm thiểu chất thải từ thức ăn. Còn sử dụng các loại cá tạp có nguy cơ nhiễm mầm bệnh, chất bảo quản; hàng ngày ở đáy đìa nuôi còn dư thừa một lượng lớn xương cá, vảy cá dẫn đến lượng nước xả thải từ ao nuôi gây ô nhiễm môi trường…, qua thời gian nuôi lâu ngày tích tụ tạo ra lớp bùn đen ở mặt đáy hồ nuôi gây ô nhiễm, dẫn đến nguy cơ xảy ra dịch bệnh làm ốc chết hàng loạt.
+ Thứ hai, quá trình nuôi ốc hương sử dụng thức ăn công nghiệp cần ít nhân công hơn.
+ Thứ ba, nuôi bằng thức ăn công nghiệp giúp ốc phát triển đồng đều vì viên thức ăn được rải đều khắp mặt đáy hồ, ốc nuôi không phải cạnh tranh thức ăn. Ngoài ra, việc thay thế thức ăn tươi bằng thức ăn công nghiệp trong nuôi ốc hương cũng đóng góp rất tích cực vào hoạt động khai thác có trách nhiệm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Video được trích từ chương trình “Phát triển thủy sản bền vững” được phát sóng trên kênh VTV5.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=UDgDNt0VI4A