• Free Ship Toàn Quốc
  • Giao hàng 24h
  • Support 24/7

Giới thiệu

Tiềm năng kinh tế của ốc hương

Ốc hương (Babylonia areolata) là loài động vật thân mềm sống ở biển, có giá trị dinh dưỡng cao. Trong những năm gần đây, nghề nuôi ốc hương ở nước ta phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm tỷ lệ lớn trong nuôi trồng thủy sản.

Khánh Hòa là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi ốc hương. Hiện trung bình mỗi năm, Khánh Hòa cung cấp ra thị trường hơn 4.000 tấn ốc hương, chiếm hơn 60% sản lượng ốc hương của cả nước. Tuy nhiên, nghề nuôi ốc hương ở Khánh Hòa đang phải đối mặt với nhiều rủi ro do ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh. Thức ăn chính của ốc hương là cua, cá, tôm, ghẹ… và chính nguồn thức ăn tươi này rất dễ lây bệnh sang ốc hương. Mặt khác thức ăn tươi còn gây ra ô nhiễm nguồn nước làm ốc hương bị dịch bệnh. Do đó, việc nghiên cứu ra loại thức ăn công nghiệp cho ốc hương là vấn đề cấp thiết. 

So sánh thức ăn công nghiệp và thức ăn truyền thống?

Mặc dù nuôi ốc hương đang trở thành một nghề mới được quan tâm, song hiện nay hầu hết người dân nuôi ốc hương theo kiểu tự phát, phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên và chưa kiểm soát được quá trình nuôi. Thức ăn tổng hợp cho ốc hương còn hạn chế, chủ yếu sử dụng thức ăn là tôm cá, nhuyễn thể dạng tươi hoặc đông lạnh, có nhược điểm là giá cao, không ổn định, không chủ động được nguồn cung, hệ số sử dụng thức ăn cao, không kiểm soát được dịch bệnh, thời gian bảo quản ngắn, chưa cân đối về dinh dưỡng và gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi ốc hương giải quyết được mấy vấn đề cốt lõi.

Thứ nhất, trong quá trình sản xuất thức ăn công nghiệp đã làm sạch các mầm bệnh, đảm bảo đủ về chất lượng dinh dưỡng. Sử dụng thức ăn công nghiệp bằng viên khô, kích cỡ phù hợp thì ốc hương sẽ ăn hết, giảm thiểu chất thải từ thức ăn. Còn sử dụng các loại cá tạp có nguy cơ nhiễm mầm bệnh, chất bảo quản; hàng ngày ở đáy đìa nuôi còn dư thừa một lượng lớn xương cá, vảy cá dẫn đến lượng nước xả thải từ ao nuôi gây ô nhiễm môi trường…, qua thời gian nuôi lâu ngày tích tụ tạo ra lớp bùn đen ở mặt đáy hồ nuôi gây ô nhiễm, dẫn đến nguy cơ xảy ra dịch bệnh làm ốc chết hàng loạt.

Thứ hai, quá trình nuôi ốc hương sử dụng thức ăn công nghiệp cần ít nhân công hơn.

Thứ ba, nuôi bằng thức ăn công nghiệp giúp ốc phát triển đồng đều vì viên thức ăn được rải đều khắp mặt đáy hồ, ốc nuôi không phải cạnh tranh thức ăn. Ngoài ra, việc thay thế thức ăn tươi bằng thức ăn công nghiệp trong nuôi ốc hương cũng đóng góp rất tích cực vào hoạt động khai thác có trách nhiệm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Thức ăn công nghiệp cho ốc hương gồm nhiều thành phần như: bột cá, bột giáp xác, bột ngũ cốc và một số khoáng chất, vitamin… Loại thức ăn này đang được đưa vào thử nghiệm cho thấy hiệu quả hơn hẳn thức ăn tươi sống trong cách nuôi truyền thống. Ốc hương tăng trưởng nhanh và ít bệnh hơn, tỉ lệ sống lên đến 90%.

Yên tâm về nguồn gốc xuất xứ

Xuất phát từ Viện Nghiên Cứu Thủy Sản III, chuyên gia nghiên cứu của công ty Seatech Miền Trung, tiến sĩ Mai Duy Minh đã hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn công nghiệp cho ốc hương, và đưa vào thị trường với tên gọi Seatech– sản phẩm dành cho ốc thương phẩm và Sea Super– sản phẩm dành cho ốc giống.

Cả 2 sản phẩm Seatech và Sea Super đều đã được chứng nhận chất lượng bởi ISOQ và công bố lưu hành trên trang web của Tổng cục thủy sản Việt Nam

Sử dụng sản phẩm Seatech các hộ nuôi sẽ được đảm bảo về chất lượng, việc nuôi ốc hương theo mô hình sử dụng thức ăn công nghiệp có hồ sơ quy trình sản xuất, công bố hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ, và  được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép sản xuất và lưu hành. Đây cũng là yếu tố quan trọng để sau này hộ nuôi xuất khẩu ốc hương sang thị trường nước ngoài sẽ dễ dàng hơn, không quá lo lắng về giấy phép truy xuất nguồn gốc chất lượng, đảm bảo  cơ hội để xuất khẩu ốc hương sang thị trường châu Âu, Hoa Kỳ nhằm mở thêm thị trường, ổn định giá bán, nâng cao thu nhập cho người nuôi.